Khám sức khỏe định kỳ: tất cả mọi người nên biết

Nguồn: Internet

1. TẠI SAO PHẢI KHÁM SỨC KHỎE?

1.1. Phát hiện bệnh sớm và phòng bệnh hiệu quả

Nhiều người trông rất khỏe mạnh nhưng bên trong cơ thể lại tiềm ẩn những mầm bệnh nguy hiểm như tế bào ung thư hay các bất thường liên quan đến các bệnh tiểu đường, mỡ máu… Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện những mầm bệnh ấy sớm nhất. Những người mang trong người những bệnh này biểu hiện ở giai đoạn đầu hoàn toàn bình thường và thời gian này thường dài. Tuy nhiên bệnh sẽ phát triển rất nhanh vào giai đoạn sau. Đến lúc phát hiện ra thì bệnh thường ở giai đoạn sau và giai đoạn cuối rất khó chữa.

Ví dụ như, các căn bệnh ung thư giai đoạn đầu dễ điều trị, các căn bệnh về đường ruột có thể chữa dứt điểm, các bệnh về da chữa sớm sẽ tránh lây lan. Việc phòng ngừa rất quan trọng, tránh mọi diễn biến xấu từ các căn bệnh nguy hiểm này. Có rất nhiều trường hợp khi đến bệnh viện khám và phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn muộn hoặc đã có biến chứng phức tạp, rất khó chữa, mất nhiều thời gian và tốn rất nhiều chi phí mà chưa chắc đã trị dứt bệnh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là mục đích hàng đầu của việc khám sức khỏe định kỳ. Căn cứ trên những chỉ số xét nghiệm và hình ảnh học hoặc thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ tư vấn tận tình về việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để phòng ngừa bệnh tật.

Chúng ta đều biết, hiện nay trên thế giới đã phát hiện rất nhiều bệnh, có những căn bệnh chỉ phát hiện theo thời gian bằng cách theo dõi định kỳ, cũng có những bệnh phát triển từ lành tính và chuyển dạng thành ác tính. Hoặc từ cơ thể hoàn toàn bình thường trong nhiều năm và lại sinh ra bệnh tật.

Ví dụ a: Một người hoàn toàn bình thường, tự nhiên bị đột quỵ và bị liệt nửa người. Người này ít đi khám, có tình trạng tăng mỡ máu và tăng huyết áp nhưng không biết để đi khám và điều trị, đến lúc biểu hiện bệnh thì đã quá muộn. Ít ai biết rằng bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn khám sức khỏe định kỳ và làm theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Ví dụ b: Một người hoàn toàn bình thường, đột nhiên sụt cân 10kg trong vòng 1 tháng không có lý do. Đi khám thì phát hiện ung thư vú đã di căn giai đoạn muộn. Người này trước đó do ngại và không có thời gian nên không đi khám. Nếu người này được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư vú thì hoàn toàn có thể chữa khỏi ngay từ giai đoạn sớm. Nên nhớ rằng, các loại ung thư thường phát triển âm ỉ và ít có biểu hiện sớm ra bên ngoài cho nên mọi người thường rất chủ quan. 

Ví dụ c: Một phụ nữ tình cờ phát hiện 1 tổn thương kích thước 15x10mm ở thùy phải tuyến giáp. Các bác sĩ khuyến cáo cô nên theo dõi trên siêu âm từ 3-6 tháng / một lần. Tuy nhiên, cô lo lắng nên lựa chọn chọc hút sinh thiết cho yên tâm. Cuối cùng kết quả là lành tính. Từ đó cô an tâm hơn và cũng ít đi khám hơn. Tuy nhiên 1 năm sau, cô thấy có biểu hiện nổi hạch ở cổ nên đi khám thì phát hiện tuyến giáp có nhiều nhân tổn thương và tiến triển hơn, dáng vẻ ác tính. Đi xét nghiệm giải phẫu bệnh thì kết quả là ung thư giáp đã di căn hạch. Từ tình huống này ta rút ra một bài học đó là “một dấu hiệu ban đầu được chẩn đoán là lành tính, tuy nhiên chưa chắc dấu hiệu này là lành tính trong tương lai”. Tương tự ví dụ này nhân giáp ban đầu là lành tính, tuy nhiên theo thời gian nhân lành tính này có thể chuyển dạng thành ác tính.

1.2. Nâng cao hiệu quả điều trị và tránh các biến chứng

Khi bệnh được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị cũng sẽ tăng lên và phòng tránh được các biến chứng. Việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều ở giai đoạn sớm so với giai đoạn muộn.

Ví dụ: Một bệnh nhân có một bệnh nhân có đa polyp túi mật. Đã phát hiện từ hơn 1 năm trước. Nhưng do chủ quan, nghĩ là bình thường nên không theo dõi. Đến lúc khi vào khám và được siêu âm bụng vì lý do đau bụng do ngộ độc thực phẩm, bác sĩ siêu âm lại phát hiện ra một khối bất thường ở túi mật và xâm lấn các cơ quan xung quanh, nhiều hạch vùng. Làm các xét nghiệm thì phát hiện ra ung thư túi mật. Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân theo dõi sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng thì có thể phát hiện sớm và điều trị triệt để bằng phương pháp cắt túi mật. Cắt túi mật hiện nay cũng rất đơn giản qua nội soi, bệnh nhân cũng sinh hoạt và ăn uống hoàn toàn bình thường sau khi cắt túi mật.

1.3. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

Mỗi năm chúng ta chi ra một khoản để khám sức khỏe định kỳ dù không có bệnh. Nếu so sánh chi phí điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ với chi phí điều trị bệnh ở giai đoạn nặng thì con số này chắc chắn ít hơn.

Nhiều người ngạc nhiên vì sao khám sức khỏe thường xuyên lại tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Thật vậy, khám bệnh thường xuyên giúp chữa trị sớm, dứt bệnh. Do vậy, bạn không cần nằm viện, thời gian và tiền bạc sẽ tiết kiệm được rất nhiều. Nếu bệnh phát hiện muộn thì việc điều trị kéo dài, tiền khám bệnh và nằm viện sẽ tăng lên. Đó là một trong những lí do các bạn nên đi khám bệnh định kỳ.

1.4. Kéo dài tuổi thọ và giúp cuộc sống hạnh phúc

– Khám sức khỏe định kỳ sẽ được các bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý để phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Một trong những yếu tố giúp người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới đó là họ luôn duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm.
– Lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ là rõ ràng. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, mỗi người cần quan tâm hơn nữa đến việc khám sức khỏe định kỳ, đừng để khi cơ thể có vấn đề mới đến gặp bác sĩ. Đó là một trong những biện pháp để dự phòng và bảo vệ sức khỏe của bạn, gia đình. Đó cũng chính là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người.

1.5. Thiết lập hồ sơ bệnh án

Việc khám sức khỏe định kỳ giúp bạn thiết lập hồ sơ bệnh án cá nhân đầy đủ nhất. Trường hợp sau này bạn mắc một căn bệnh nào đó, bác sĩ sẽ dựa vào đó để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thực hiện một số kiểm tra trong trường hợp khẩn cấp.

Lời khuyên dành cho mọi người:

  • Mọi người nên lưu trữ và sắp xếp các kết quả khám bệnh của mình gọn gàng và hợp lý.
  • Khi đi khám nên đưa tất cả các kết quả cũ đi cho bác sĩ xem
  • Khám bệnh ở cơ sở uy tín.
  • Khám nhiều bác sĩ và chọn các bác sĩ có trình độ cao hơn là khám một bác sĩ duy nhất để đảm bảo tính khách quan, trách tình trạng chủ quan từ 1 bác sĩ.
  • Không nên giấu giếm hoặc thử các bác sĩ về bệnh lý của mình hoặc giấu các kết quả cũ. Vì khi bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của bạn, họ sẽ đối chiếu so sánh với các kết quả cũ kỹ hơn cho bạn. Ví dụ một trường hợp, một bệnh nhân đau bụng vùng hố chậu phải đã 2 ngày, đi siêu âm ở 1 phòng khám ở gần nhà, bác sĩ kết luận là “theo dõi viêm ruột thừa và đề nghị nhập viện”. Sau 4 tiếng bệnh nhân được nhập viện tuyến trung ương, nhưng người nhà giấu kết quả siêu âm cũ. Các bác sĩ cấp cứu chỉ định cho bệnh nhân đi siêu âm bụng. Khi thăm khám, bác sĩ siêu âm khám thấy bụng bệnh nhân chướng hơi, không tìm thấy ruột thừa nên ghi nhận là “ruột thừa khó khảo sát” (trong trường hợp bụng nhiều hơi sẽ che mất ruột thừa và ruột thừa rất khó tìm). Khi trả về cấp cứu, các bác sĩ tiếp tục cho theo dõi thêm, nhưng nửa ngày sau bệnh nhân đau bụng quằn quại hơn. Các bác sĩ hội chẩn và đề nghị đưa bệnh nhân lên phòng mổ để thăm khám. Khi mổ thì ruột thừa đã vỡ và gây viêm phúc mạc, điều trị rất khó khăn. Từ ví dụ này rút ra được bài học, nếu người nhà khai bệnh đúng và không giấu kết quả siêu âm cũ thì bệnh nhân đã được chẩn đoán sớm và khi có những chẩn đoán từ trước các bác sĩ sẽ cho đi chụp CT để khẳng định chẩn đoán trong những trường hợp khó như trong ví dụ này. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt ruột thừa sớm, tránh tình trạng ruột thừa vỡ gây viêm phúc mạc và gây biến chứng. Mọi người nên biết là không phải lúc nào cũng có thể chẩn đoán một cách chính xác được bệnh lý, có bệnh chỉ chẩn đoán được trong một số điều kiện nhất định.

1.6. Trách nhiệm và nghĩa vụ

  • Cơ sở sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
  • Cá nhân có nghĩa vụ thực hiện khám sức khỏe để cơ sở sử dụng lao động có kế hoạch sắp xếp công việc phù hợp.

2. TẠI SAO MỌI NGƯỜI LẠI SỢ KHÁM SỨC KHỎE?

2.1. Sợ tốn kém

Điều này bạn không nên bận tâm vì những lợi ích của nó mang lại. Khám sức khỏe có thể phát hiện và phòng ngừa bệnh tật sớm, có nhiều trường hợp không kiểm tra sức khỏe định kỳ đến khi phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn. Ví dụ như các ung thư di căn, các bệnh lý giai đoạn cuối rất khó chữa, hoặc nếu chữa khỏi thì  thời gian sống còn lại sẽ rất ít và các sinh hoạt có thể cũng sẽ gặp nhiều bất tiện như phải dùng hậu môn nhân tạo, dính tắc ruột vì các biến chứng  do điều trị, dùng hormon nhân tạo cả đời khi phải cắt các tuyến nội tiết…

Thông thường mọi người thường làm việc trong một cơ quan hay doanh nghiệp, các ban lãnh đạo chủ quản sẽ có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên. Những đợt khám sức khỏe do cơ quan tổ chức thì bạn không cần phải trả tiền cho những dịch vụ thường quy, bạn chỉ cần trả tiền những dịch vụ phát sinh thêm trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu bạn đang làm việc tự do không có cơ quan chủ quản, thì bạn có thể chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ để làm các gói khám sức khỏe thông thường như siêu âm tổng quát, Xquang ngực và các xét nghiệm máu….

2.2. Sợ đau

Bạn sợ khi lấy máu hoặc tiêm, thì kim tiêm sẽ làm bạn đau. Đừng lo lắng, hãy vượt qua sự sợ hãi bằng cách thả lỏng cơ thể, quan sát người khác để quen dần và nhân viên y tế sẽ hướng dẫn giảm đau cho bạn. Lúc lấy máu hoặc tiêm thì chỉ đau giống như “kiến cắn” và có rất những trường hợp không có cảm giác đau.

2.3. Sợ nhiễm xạ

Khám sức khỏe thường sử dụng kỹ thuật chụp Xquang ngực để phát hiện các bệnh lý về liên quan đến lồng ngực. Tuy nhiên khi nghe đến kỹ thuật dùng tia X, đa số mọi người đều rất sợ bị nhiễm xạ. Điều này bạn hoàn toàn không phải lo lắng quá, không tự nhiên mà thế giới lại sử dụng Xquang ngực vào các đợt khám sức khỏe và trong những lần khám bệnh thông thường. Xquang ngực có thể phát hiện nhiều bệnh lý liên quan đến phổi như viêm phổi, lao, u phế quản phổi, di căn, bệnh lý về phế quản, bệnh lý mạch máu, dị vật, các bệnh lý xương sườn và thành ngực…

Xquang ngực đã được sử dụng trong khám bệnh thường quy vì tính nhiễm xạ của nó rất thấp (hoặc hầu như không có). Liều nhiễm xạ của nó chỉ bằng 3 ngày đi tắm nắng hoặc 10 ngày nhận được trong tự nhiên (bức xạ trong thức ăn, đồ đạc, đất đai, vũ trụ, mặt trời….).

Có nhiều người rất sợ chụp Xquang hoặc CT hoặc các can thiệp sử dụng tia X. Bạn đừng lo lắng vì những tiến bộ kỹ thuật càng ngày càng hiện đại. Hiện nay bằng các kỹ thuật chụp giảm liều hoặc các thủ thuật che chắn các bộ phận trên cơ thể, lúc này liều bức xạ nhận được là tối thiểu, chỉ tương đương gấp vài lần chụp Xquang thông thường.

Một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có thai sau 3 tháng có thể chụp các bộ phận thông thường mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng có thể chụp tối thiểu. Tuy nhiên các khuyến cáo đều nói rằng không nên chụp Xquang trong các thời điểm này trừ khi lợi ích phát hiện bệnh của phương pháp này quá lớn, và nên che chắn thai nhi đúng phương pháp để hạn chế bức xạ tối đa.

Một số bạn khi đi khám sức khỏe định kỳ chỉ muốn xin chữ ký bác sĩ Xquang hoặc bác sĩ chuyên khoa khác mà không muốn chụp Xquang ngực hoặc làm các xét nghiệm. Quan niệm này nên được loại bỏ vì những lý do sau đây:

  • Chụp Xquang ngực hầu như không bị nhiễm xạ, hoặc làm các xét nghiệm đều không có hại.
  • Có những người có rằng mình khỏe mạnh nhưng lại có nhiều bệnh lý, đến lúc khi cơ thể ốm yếu và biểu hiện các triệu chứng thì lúc này đã quá muộn.
  • Nếu không khám sức khỏe định kỳ thì không thể phát hiện bệnh, đến lúc có những đợt khám sức khỏe để xin việc, để đi nước ngoài thì mới “lòi ra bệnh”. Nếu bạn đã khám định kỳ thì lúc này bạn có thể yên tâm hơn về sức khỏe của mình.
  • Một số kết luận bệnh lý thông thường trong khám sức khỏe thường không quá nghiêm trọng. Các bạn sợ những bệnh như tăng acid uric, tăng mỡ máu, giảm hồng cầu, thiếu sắt, gan nhiễm mỡ, nang thận, u máu, nốt vôi hóa thận, nang keo giáp, vôi hóa mạch máu…. Những bệnh lý này quá quen thuộc nên không cần lo lắng quá, chỉ cần thay đổi thói quen lành mạnh là có thể phòng ngừa. Hơn nữa một số trường hợp thì coi như bình thường. Đừng vì một kết luận nhỏ mà sợ khám bệnh, cán bộ y tế sẽ tư vấn và điều trị cho bạn.

2.4. E ngại

  • Bạn e ngại người nhà, hàng xóm phát hiện ra bệnh của bạn?

Có những bệnh lý mang tính gia đình hoặc chỉ gặp ở địa phương nơi bạn sống, cho nên khi bạn phát hiện ra một bệnh có thể giúp mọi người xung quanh bạn có thể cũng được phòng và chữa bệnh.

  • Bạn sợ người yêu sắp cưới phát hiện ra bệnh của bạn?

Trường hợp 1: Khám sức khỏe trước hôn nhân, nếu phát hiện ra một bệnh nào đó, cả 2 người đồng ý và chấp nhận thì mới cưới nhau.
Trường hợp 2: Có bệnh nhưng giấu giếm đối phương, khi cưới về thì mới công khai hoặc đối phương tự phát hiện.

Trong 2 trường hợp trên bạn chọn trường hợp nào? Hiện nay xu hướng về khám sức khỏe tiền hôn nhân được chấp nhận rộng rãi. Do đó nên chọn trường hợp 1, các nghiên cứu thống kê cho rằng trường hợp 2 có tỷ lệ đổ vỡ gia đình cao hơn. Và có một tỷ lệ cao đối phương sẽ thông cảm và chấp nhận cưới khi phát hiện bệnh trước hôn nhân như trong trường hợp 1.

  • Bạn sợ bác sĩ khác giới khám bệnh cho bạn hoặc những bệnh lý tế nhị và thầm kín?

Hiện tại các cơ sở y tế đều đảm bảo tính bí mật cho người bệnh.  Quan niệm bác sĩ khác giới khám bệnh hiện nay là hoàn toàn bình thường. Không cần sợ ghen tuông hay e ngại gì cả. Hầu hết các cơ sở y tế khi bác sĩ khám cho người bệnh khác giới đều thường kèm một nhân viên y tế thứ 2 để người bệnh bớt lo lắng.

  • Còn nhiều thứ khác làm bạn sợ nữa nhưng khám sức khỏe rất hữu ích. Khám sức khỏe định kỳ là việc làm quan trọng và cần thiết. Hiện nay, nhiều người đã nhận thức sâu sắc và rất chú trọng vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có không ít người dù hiểu được, nhưng lại không thực hiện thường xuyên vì nhiều lý do, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi hay những gia đình có đời sống khó khăn. Khám phát hiện bệnh, phòng bệnh và chữa bệnh là quan trọng, vì mục tiêu tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

3. NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP TRONG KHÁM SỨC KHỎE CÓ ĐÁNG SỢ KHÔNG?

3.1. Các bệnh thường gặp

  • Nốt vôi hóa: Tình trạng vôi hóa có thể gặp ở nhiều nơi trong cơ thể. Tình trạng này thường tỷ lệ thuận với độ tuổi, tuổi càng tăng thì vôi hóa càng nhiều. Các vôi hóa thường gặp như: vôi hóa mạch máu, vôi hóa màng não, vôi hóa tuyến tùng, vôi hóa tiền liệt tuyến, vài nốt vôi hóa ở gan thận… Tuy nhiên những vôi hóa cần chú ý và theo dõi đó là: các tổn thương có vôi hóa như di căn vôi hóa ở gan, các nang thận có vôi hóa có dáng vẻ ác tính, vi vôi hóa ở tuyến giáp hoặc tuyến vú…
  • Gan nhiễm mỡ: Nhiều người cho rằng đây là 1 tình trạng phổ biến nên rất chủ quan. Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến tình trạng viêm mạn ở gan, xơ hóa và ung thư gan. Gan nhiễm mỡ cũng thường đi kèm với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Đi kèm với các bệnh lý như tăng lipid máu, xơ vữa mạch máu, bệnh tiểu đường… Là nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc mạch, xuất huyết… Hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên và phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và hợp lý.
  • U máu gan (hemagioma): Đây là một bệnh lý mạch máu lành tính. Tuy nhiên ở các trường hợp có kích thước lớn cũng có thể gặp biến chứng như vỡ gây mất máu… Một số tổn thương có thể nhầm lẫn với các khối u tiến triển như di căn, K nguyên phát hoặc trong trường hợp tổn thương đi kèm với tình trạng nhiễm mỡ. Những trường hợp này chỉ phân biệt nếu theo dõi sức khỏe định kỳ.
  • Nang gan, nang thận: Đây thường là tình trạng lành tính, thường không ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Tuy nhiên có một số trường hợp cần phải theo dõi chặt chẽ. Mọi người đi khám sẽ được các bác sĩ tư vấn trực tiếp.
  • Nang giáp, nhân giáp: Có thể xếp loại vào các nhóm: nhóm 1 lành tính, nhóm 2 khả năng lành tính, nhóm 3 chưa chắc chắn, nhóm 4 khả năng ác tính, nhóm 5 ác tính. Khi đi khám, các bác sĩ sẽ phân loại tổn thương vào các nhóm. Các nhóm 1 và 2 sẽ được theo dõi trên siêu âm và xét nghiệm định kỳ. Các nhóm 3, 4, 5 sẽ được chọc sinh thiết và điều trị triệt để bằng cách phẫu thuật hoặc hóa xạ trị tùy trường hợp…
  • Nang vú, tổn thương vú: Cũng tương tự như tuyến giáp, các tổn thương sẽ được phân loại dựa vào hình thái. Sau đó có thể được sinh thiết hoặc theo dõi định kỳ hoặc kết hợp.

3.2. Các bệnh lý nguy hiểm thường gặp

Xem chi tiết  tại đây

4. NẾU XẾP LOẠI SỨC KHỎE XẤU THÌ BẠN CÓ BỊ ĐUỔI VIỆC KHÔNG?

4.1. Quy định chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động (quy định điều 152 của Bộ luật lao động 2012)

1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. .

3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.

5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.

Xem Thông tư 14/2013/TT-BYT

4.2. Phân loại sức khỏe 

Sức khỏe được phân thành 5 loại và người sử dụng lao động sẽ dựa vào xếp loại sức khỏe để phân công công việc thích hợp.

  • Loại A: Rất khỏe
  • Loại B1: Khỏe
  • Loại B2: Trung bình
  • Loại C: Yếu
  • Loại D: Rất yếu

Xem  Bản tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ

Xem Quyết định ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động

4.3. Sắp xếp công việc

  • Cơ sở sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe và sắp xếp công việc hợp lý theo tình trạng sức khỏe.
  • Có trách nhiệm hoàn thành tục giám định sức khỏe, bồi thường, và trợ cấp đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. 
  • Bảo hiểm cũng sẽ giải quyết liên quan đến các vấn đề này.

Xem Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp

5. KHÁM SỨC KHỎE THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?

  • Tùy theo tính chất nghề nghiệp cơ sở lao động sẽ tổ chức khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng / 1 lần hoặc 1 năm  / 1 lần. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, khám sức khỏe 2 lần/ năm là biện pháp tối ưu nhất giúp phát hiện kịp thời các vấn đề của cơ thể. Tuy nhiên, thời gian khám sức khỏe cá nhân định kỳ 6 tháng/ lần hay 1 năm/ lần còn tùy thuộc vào lứa tuổi, thể trạng cũng như tiền sử mắc bệnh của gia đình. Nếu gia đình có tiền sử mắc một số bệnh di truyền thì khoảng cách giữa các lần khám định kỳ sẽ ngắn hơn một gia đình có nền tảng sức khỏe vững chắc.
  • Đầu tiên lựa chọn những gói khám sức khỏe cơ bản. Sau đó, tùy tình trạng của cơ thể người lao động, có thể xem xét các gói khám sức khỏe nâng cao.
  • Tham gia khám định kỳ theo cơ sở lao động. Nếu phát hiện bệnh lý thì nên tự đi kiểm tra mỗi 3-6 tháng / 1 lần (Ví dụ, bạn phát hiện tuyến giáp và tuyến vú có tổn thương, còn các bộ phận khác của cơ thể bình thường. Thì tùy tình trạng bệnh, nên đi kiểm tra tuyến giáp và tuyến vú mỗi 3-6 tháng. Đồng thời kiểm tra tổng quát toàn bộ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm / 1 lần). Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn thì nên kiểm tra mỗi 1-3 tháng / 1 lần (Ví dụ, bạn mắc một tổn thương vú nghi ngờ ác tính cao và có yếu tố nguy cơ gia đình bạn có người bị ung thư vú,  thì nên kiểm tra 1-3 tháng / 1 lần vào thời gian đầu phát hiện. Khi theo dõi nếu bệnh ổn định hơn và ít thay đổi thì đi khám thưa hơn mỗi 6 tháng – 1 năm / 1 lần). Lưu ý có thể đi khám bất cứ lúc nào có nhu cầu hoặc nếu nghi ngờ bệnh lý.

6. CÁC GÓI KHÁM SỨC KHỎE

6.1. Tổng quát

Thông thường các cơ sở y tế có các gói khám sức khỏe như sau, giá cả tùy từng địa phương và tùy chất lượng của dịch vụ:

  • Gói khám sức khỏe công ty (khoảng 1.000.000 – 3.500.000 vnđ / 1 người).
  • Gói tổng quát cơ bản (khoảng 500.000 – 1.500.000 vnđ / 1 người).
  • Gói tổng quát chuyên sâu (khoảng 4.000.000 – 8.000.000 vnđ / 1 người).
  • Gói tổng quát cao cấp (khoảng 5.000.000 – 10.00.000 vnđ / 1 người).
  • Gói khám sức khỏe tiền hôn nhân (khoảng 2.500.000 – 3.500.000 vnđ / 1 người).
  • Gói tầm soát ung thư (khoảng 1.000.000 – 5.000.000 vnđ / 1 người).
  • Gói khám phụ khoa (khoảng 2.500.000 – 3.500.000 vnđ / 1 người).
  • Gói trẻ em (khoảng 1.000.000 – 2.500.000 vnđ / 1 người)

6.2. Chi tiết

Bảng 1: Gói khám sức khỏe cơ bản (Tham khảo)

STTDanh mụcChức năngĐơn giá Nam(VNĐ)Đơn giá Nữ (VNĐ)
1Khám Nội tổng quátPhát hiện sơ bộcác bệnh lý toàn thân (Đo cân nặng, chiều cao, mạch, huyết áp, nghe tim phổi, chẩn đoán sơ bộ bệnh lý...)2000020000
2Khám Ngoại tổng quátPhát hiện sơ bộcác bệnh lý ngoại khoa toàn thân2000020000
3Khám Răng Hàm MặtPhát hiện sơ bộ các bệnh lý về răng miệng, viêm nướu, sâu răng...2000020000
4Khám mắtPhát hiện sơ bộ các bệnh lý về mắt, đo thị lực2000020000
5Khám Tai Mũi HọngPhát hiện sơ bộ các bệnh lý về tai mũi họng (mũi họng, tai, thanh quản, xoang...)2000020000
6Nội soi Tai Mũi HọngPhát hiện bệnh lý về tai mũi họng150000150000
7Siêu âm bụng màuĐánh giá các bất thường ổ bụng (gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang...)150000150000
8Siêu âm tim 2DĐánh giá bệnh lý về cấu trúc tim250000250000
9Siêu âm tuyến vúPhát hiện bệnh lý về tuyến vú150000
10Siêu âm phụ khoaPhát hiện bệnh lý tử cung, buồng trứng150000
11Siêu âm tuyến giápPhát hiện bệnh lý về tuyến giáp, bệnh tự miễn, bướu giáp140000140000
12Điện tâm đồPhát hiện sớm các bệnh lý thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp6000060000
13Chụp X-quang phổi thẳng kĩ thuật sốPhát hiện bệnh lý về phổi và lồng ngực7000070000
14Chụp cột sống thắt lưng thẳng - nghiêngPhát hiện bệnh lý cột sống thắt lưng110000110000
15Tổng phân tích tế bào máuXét nghiệm công thức máu, phân tích hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố, hematocrit... Phát hiện bệnh lý về máu, viêm nhiễm, thiếu máu...6000060000
16Xét nghiệm nhóm máu ABOKiểm tra nhóm máu4000040000
17Xét nghiệm HIVKiểm tra virus HIV7000070000
18Định lượng Glucose máuPhát hiện bất thường về đường máu2500025000
19Xét nghiệm định lượng UreĐánh giá chức năng thận3500035000
20Xét nghiệm CreatininĐánh giá chức năng thận3500035000
21Xét nghiệm mỡ máuĐánh giá hàm lượng mỡ trong máu200000200000
22Xét nghiệm HbsAg (test nhanh)Kiểm tra định tính virus viêm gan B6000060000
23Xét nghiệm Anti HCV (test nhanh)Kiểm tra định tính virus viêm gan C6000060000
24Xét nghiệm SGOT, SGPT (AST, ALT)Đánh giá chức năng gan5000050000
25Xét nghiệm GGTĐánh giá chức năng gan, viêm gan do nhiễm độc, do rượu bia4000040000
26Xét nghiệm Bilirubin TT, TPKiểm tra mật5000050000
27Xét nghiệm Acid uricKiểm tra Goute3500035000
28Xét nghiệm AFPĐịnh hướng chẩn đoán ung thư gan100000100000
29Xét nghiệm CA 19-9Định hướng chẩn đoán ung thư tụy180000180000
30Xét nghiệm CA 125Định hướng chẩn đoán ung thư buồng trứng180000
31Xét nghiệm CA 15-3Định hướng chẩn đoán ung thư vú180000
32Xét nghiệm nước tiểu (10 thông số)Phát hiện tiểu đường, bệnh thận, viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm, tiểu máu...4000040000
33Tế bào cổ tử cung (Pap’s mear)Kiểm tra ung thư cổ tử cung (Đối với nữ đã có gia đình)150000
34Nội soi cổ tử cungPhát hiện Polype và viêm lộ tuyến cổ tử cung70000
35Soi tươi dịch âm đạoTìm vi khuẩn âm đạo50000
36Khám Phụ KhoaTư vấn rối loạn kinh nguyệt, sinh sản, rối loạn nội tiết...50000
37Khám Nam khoaKhám các bệnh lý nam khoa50000
38Tổng kết và tư vấnTư vấn sức khỏe3000030000
Tổng cộng21900003120000

Bảng 2: Gói khám sức khỏe nâng cao (Tham khảo)

Béo phì (chỉ số khối cơ thể ≥ 30 kg/m2)
Phơi nhiễm thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc khác ngoài paroxetine
Dấu hiệu chỉ điểm không phải tim (noncardiac soft marker) đối với thể dị bội khi không có thông tin về kiểu hình karyotype
Các xét nghiệm huyết thanh mẹ bất thường (ví dụ: mức độ α-fetoprotein)
Động mạch rốn đơn độc
Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán sau tam cá nguyệt thứ hai
Tiếp xúc với warfarin
Tiếp xúc với rượu
Nốt phản âm dày trong tim
Mẹ sốt hoặc nhiễm virus với chỉ chuyển đảo huyết thanh
Bệnh tim bẩm sinh đơn độc ở một người họ hàng được loại từ thế hệ thứ 2 thai nhi

Còn nhiều gói sức khỏe khác chúng tôi sẽ giới thiệu nếu được yêu cầu.

7. NHỮNG CƠ SỞ Y TẾ NÊN LỰA CHỌN

  • Hiện tại, nếu bạn đang ở Huế, Đà Nẵng, Đăk Lăk, TP Hồ Chí Minh thì bạn hãy liên hệ để bên mình cung cấp những địa chỉ uy tín.
  • Chúng tôi sẽ cập nhật các cơ sở uy tín ở tất cả tỉnh và thành phố khi được yêu cầu.

1 bình luận về “Khám sức khỏe định kỳ: tất cả mọi người nên biết”

Viết một bình luận