Case: Bệnh nhân nữ 35 tuổi đau bụng vùng thượng vị. Được chụp CLVT và MRI.











Test:
Tổn thương lành tính:
– Nhiễm mỡ khu trú hoặc dạng bản đồ
– Giả tổn thương sau phẫu thuật
– Adenoma
– FNH
– Lipoma và pseudolipoma
– Angiomyolipoma
– Cystic teratoma,
– Hepatic adrenal rest tumor
– Giả u mỡ của bao Glisson.
– Xanthomatous lesion in Langerhans cell histiocytosis.
Tổn thương ác tính:
– Carcinoma tế bào gan
– Nguyên phát và thứ phát của liposarcoma
– Di căn gan
Đáp án: D >10 tổn thương
Hình ảnh inphase và outphase có giá trị để xem liệu một cấu trúc có chứa mỡ hay không, bao gồm mỡ đại thể và vi thể. Thích hợp trong chẩn đoán các bệnh lý có chứa mỡ vi thể như: u tuyến thượng thận, gan nhiễm mỡ, adenoma gan, HCC gan…
Thời gian các thì chụp sẽ nằm trong một khoảng thời gian chứ không phải là một thời điểm nào cụ thể. Ví dụ thì động mạch thường từ 15-40 giây sau tiêm thuốc, thì tĩnh mạch cửa thường từ 40-75 giây sau tiêm thuốc, chứ không phải là 30 giây hay 50 giây.
Trên cùng một bệnh nhân, tùy huyết động từng thời điểm, nếu tiêm và căn thời gian chụp sau mỗi lần như nhau, thì chưa chắc sẽ cho ra các hình ảnh giống nhau. Hơn nữa còn phụ thuộc vào lượng thuốc, tốc độ bơm mỗi lần chụp.
Ta có thể giải thích ở bệnh nhân này, cũng cùng một thì động mạch hoặc tĩnh mạch nhưng trên hình ảnh CT và MRI cho thấy sự ngấm thuốc của khối u khác nhau, có thể do các lý do sau:
- Huyết động mỗi lần chụp khác nhau.
- Thời gian trong mỗi thì khác nhau, chỉ cần chênh lệch vài giây thì hình ảnh cũng sẽ khác nhau. Như ở bệnh nhân này trên MRI có thể chụp thì động mạch muộn, trong khi CT chụp thì động mạch sớm nên bắt thuốc khác nhau. Còn trên thì tĩnh mạch, trên MRI có thể chụp ở thì tĩnh mạch cửa muộn, trong khi CT chụp ở thì tĩnh mạch cửa sớm nên bắt thuốc khác nhau.
- Thuốc khác nhau (đối quang và tương phản từ), tốc độ và thể tích thuốc cũng khác nhau.
Xem lại các thì tiêm thuốc tại đây: CT TIÊM THUỐC CẢN QUANG VÀ PROTOCOLS
Tham khảo: https://liveratlas.org